Bản tin Kinh tế – Tài chính VietStar tuần 3 tháng 12

TIN QUỐC TẾ

Năm 2019: Mức tăng trưởng của châu Á sẽ chững lại

“Năm 2019 sẽ phải đối mặt với những rủi ro đến từ tranh chấp thương mại Mỹ – Trung, khối lượng giao dịch thương mại quốc tế suy giảm và mức tăng trưởng GDP chững lại của khu vực châu Á,” nhà kinh tế học Neil MacKinnon của VTB Capital nhận định.

Tháng 12 năm 2018 chứng kiến một bước ngoặt mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tích Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý kéo dài thời gian cho đòn thuế tiếp theo từ Mỹ thêm 90 ngày.

Đình chiến không có nghĩa là chiến tranh thương mại đã kết thúc. Dự kiến đòn thuế tiếp theo của Mỹ sẽ có hiệu lực vào ngày 1.4.2019. Dường như hiểu rõ những ảnh hưởng tiêu cực của thuế suất lên thị trường chứng khoán, ông Trump đã dồn lực để củng cố nền kinh tế và làm mọi giá để chỉ số S&P 500 luôn trong sắc xanh trong suốt nhiệm kỳ của mình. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ phải giải quyết những vướng mắc còn tồn đọng với Mỹ có liên quan tới việc chuyển giao công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Chính quyền của ông Tập sẽ phải mở cửa thị trường nhanh hơn trước cho các doanh nghiệp Mỹ bước chân vào, cụ thể là lĩnh vực tài chính và năng lượng.

Nhìn vào tương lai năm 2019, có thể thấy triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới rơi vào tình trạng bất ổn. Nguyên nhân nằm ở sự yếu nhược trong nền kinh tế của Đức và Nhật Bản. Chỉ số GDP vào quý 3 năm 2018 của Nhật đã giảm 2,5%, thấp hơn so với mức giảm 1,2% dự đoán trước đó. Như vậy trong năm 2019 tới, rất có thể các cơ quan chuyên dự đoán mức tăng trưởng kinh tế thế giới như IMF sẽ hạ con số dự đoán của mình xuống mức thấp hơn.

(Nguồn: FORBES)

‘Trung Quốc sẽ không tìm cách thống trị thế giới’

Chủ tịch Tập Cận Bình nói trong bài phát biểu đánh dấu 40 năm Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải tạo kinh tế rằng đất nước ông sẽ không phát triển bằng cái giá mà các nước khác phải trả. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng siêu cường thế giới này không phải là quốc gia mà nước khác có thể yêu cầu phải làm gì.

Kế hoạch ‘cải cách và mở cửa’ của cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình bắt đầu được thực hiện hồi bốn thập kỷ trước. Ông Tập nói tuy đã đạt được những thành tựu kinh tế nhưng Trung Quốc sẽ “không bao giờ tìm cách bá chủ thế giới” và cũng nêu rõ về sự đóng góp của nước ông cho một “tương lai chung của nhân loại”. Ông không nhắc tới cuộc chiến thương mại hiện nay với Mỹ mà giành phần lớn thời gian để nêu ra những ví dụ về tiến bộ của Trung Quốc, và ca ngợi đó như “những thành tích hào hùng làm kinh thiên động địa”. Ông nói rằng với những thành công đạt được, “không ai có thể ra lệnh cho nhân dân Trung Quốc là cần phải làm gì hay không làm gì”.

Ông còn nhấn mạnh các nỗ lực của Trung Quốc trong việc hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn, rằng Bắc Kinh “cổ súy cho hòa bình thế giới”, một “người bảo vệ trật tự quốc tế” và giữ một “vai trò dẫn dắt trong việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu”.

Chủ tịch Trung Quốc không nhắc trực tiếp tới tranh cãi thương mại hiện nay với Mỹ nhưng nhấn mạnh về sự đóng góp của nước ông đối với việc toàn cầu hóa và trật tự quốc tế mặc dù cuộc tranh cãi thương mại Mỹ-Trung đã leo thang tới mức có thể gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng cho cả hai bên nếu không đạt được thỏa thuận để xử lý bất đồng.

(Nguồn: BBC NEWS)

TIN TRONG NƯỚC

10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 11 tháng

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2018, trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 223,72 tỷ USD, tăng 14,5%, tương ứng tăng 28,33 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 10 nhóm hàng có tăng trưởng mạnh nhất.

Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 46,2 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là hàng dệt may với kim ngạch xuất khẩu đạt 27,7 tỷ USD, tăng 17,1%.

Máy móc thiết bị lại là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng cao thứ ba trong tất cả các nhóm hàng. Xuất khẩu mặt hàng này đạt 15,13 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Ngành hàng đạt mức tăng trưởng cao thứ tư là máy vi tính và sản phẩm điện tử. Theo đó, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 26,9 tỷ USD trong 11 tháng qua, tăng 13,6% (tương đương tăng 3,23 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017.

Đứng thứ năm về tốc độ tăng trưởng là máy ảnh, máy quay. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng đạt 4,78 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng thời gian năm trước. Mặt hàng tăng trưởng cao thứ sáu là giày dép với kim ngạch đạt 14,65 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Sắt thép là mặt hàng xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao thứ bảy của Việt Nam. Xuất khẩu mặt hàng này đạt 5,78 triệu tấn, trị giá 4,21 tỷ USD, tăng 36,4% về lượng và tăng 49,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Tiếp theo là gỗ và phương tiện vận tải. Trị giá xuất khẩu ngành hàng này đạt trị giá lần lượt 8,05 tỷ USD, tăng 16% và 7,3 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành hàng có mức tăng trưởng cao thứ 10 là sản phẩm từ sắt thép, với trị giá xuất khẩu đạt 2,74 tỷ USD, tăng 660 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.

(Nguồn: VNECONOMY)

Việt Nam là điểm đến đầu tư nóng nhất châu Á

Việt Nam đã thu hút 17 tỷ đô la Mỹ trong các cam kết FDI vào năm ngoái, được cho là lớn nhất đối với một thị trường mới nổi so với GDP 250 tỷ đô la. Trong quý đầu tiên của năm 2018, nó đã trở thành thị trường chào bán công khai ban đầu (IPO) lớn thứ tư trong khu vực, vượt qua Hàn Quốc (RoK), Singapore và Úc.

Hiệp định toàn diện và tiến bộ về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) dự kiến sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam đã trở thành một phần không thể thiếu đối với nguồn cung toàn cầu của nhiều mặt hàng, từ điện thoại thông minh và điện tử đến cá da trơn và hạt điều, sẵn sàng hưởng lợi chính từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra khi các công ty nước ngoài tìm cách tái cấu trúc chuỗi cung ứng của họ.

Chính phủ đã có kế hoạch để cổ phần hóa hàng trăm doanh nghiệp nhà nước (SOE). Việc cổ phần hóa đang thu hút một loạt các khoản đầu tư danh mục đầu tư trên một số lĩnh vực, đặc biệt là bán lẻ và chăm sóc sức khỏe. Thật dễ hiểu tại sao các thương hiệu quốc tế như Apple, Starbucks và McDonalds đang đặt cược lớn vào Việt Nam. Điều này cho thấy bối cảnh công nghệ của đất nước đang phát triển mạnh.

(Nguồn: VIETNAM NEWS)

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

Khả năng phòng vệ của nền kinh tế Việt Nam tương đối thấp

“Sức phòng vệ trước các rủi ro của kinh tế Việt Nam tương đối thấp,” ông Phạm Thế Anh, phó giáo sư, tiến sĩ (Đại học Kinh tế Quốc dân) nhận xét tại hội nghị bất động sản: Động lực tăng trưởng mới do Forbes Việt Nam tổ chức.

Năm 2018, thế giới chứng kiến sự diễn biến thất thường và kinh tế đi theo chiều hướng ngày càng giảm đi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vẫn khá cao. Việt Nam là quốc gia ít chịu ảnh hưởng nhất từ chiến tranh thương mại giữa Mỹ – Trung và chính sách tiền tệ. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực nhưng khó lường trước những rủi ro do sức phòng vệ tương đối thấp so với những nước khác. Theo ông, đây không đơn thuần là khía cạnh kinh tế. Ông loại trừ khả năng hàng hóa Việt Nam sẽ đối mặt với chính sách về thuế, tuy nhiên có thể chịu ảnh hưởng gián tiếp từ sự chiến tranh thương mại.

Trong năm qua, kinh tế Việt Nam chịu sức ép mất giá đồng nội tệ do chính sách tỉ giá đồng đô la Mỹ. Khi Mỹ tăng lãi suất, đô la Mỹ lên giá với đồng khác thì đồng Việt Nam cũng lên giá. So với một số nước trong khu vực, đồng Việt Nam đang mất giá ít nhất với đồng đô la Mỹ, khiến cho sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam trở nên khó khăn hơn.

Tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung dẫn tới sự dịch chuyển sản xuất từ nước này sang nước khác. Họ tìm đến những quốc gia có nhân công rẻ như Việt Nam. Việt Nam có bức tranh kinh tế tương đối sáng so với những quốc gia khác. Tăng trưởng GDP cho thấy Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Về bối cảnh kinh tế Việt Nam, điểm tích cực là trong năm qua chính phủ Việt Nam đang gỡ bỏ rào cản kinh tế. Bên cạnh đó, vẫn còn một số mặt chưa tốt như quá trình cổ phần hóa đang chậm lại. Kinh tế tăng trường nhưng dựa trên sự bấp bênh của chính sách tài khóa. Thâm hụt ngân sách đang ở mức cao. Chính phủ tìm nguồn thu từ cách tăng thuế ví dụ như thuế bảo vệ môi trường hay thuế tài sản.

(Nguồn: FORBES)

Bản tin Kinh tế – Tài chính VietStar hàng tuần được tổng hợp và xây dựng dựa trên các trang kinh tế hàng đầu thế giới và Việt Nam như BBC, CNN, Reuters… với mong muốn cập nhật những thông tin kinh tế và tài chính nổi bật trong tuần.

 VietStar – Knowledge Sharing – Entrepreneur Connecting

VIETSTAR TRAINING AND CONSULTING JSC

 

 

Bài viết liên quan