Tăng trưởng kinh tế Việt Nam ngoạn mục khiến nhiều dự báo trở nên lạc hậu.
Theo dự báo của ADB vào tháng 09/2017, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,3% trong năm 2017 và 6,5% trong năm 2018.
Tuy nhiên, Ngày 11/12, tại Công bố báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam, Word Bank đã dự báo GDP Việt Nam sẽ “về đích” 6,7% trong năm.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội từng hài hước nói rằng: “Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục khiến cho nhiều dự báo trở nên lạc hậu”.
Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là khả quan trong năm 2017, được thúc đẩy bởi 3 động lực là sản xuất định hướng xuất khẩu, tăng trưởng của nông nghiệp đã đi vào quỹ đạo ổn định và tăng tiêu dùng nội địa.
Tổng sản phẩm trong nước tính đến tháng 9 năm 2017 đạt 6,41%
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2016
Vốn FDI đạt kỷ lục mới
Xuất siêu 2,8 tỷ USD
CPI bình quân 11 tháng tăng 3,61%
Tuần lễ cấp cao APEC 2017 đánh dấu bước tiến mới của Việt Nam.
Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 25 diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 6-11/11/2017 đã kết thúc tốt đẹp, đưa Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới, đánh dấu một mốc son mới trong tiến trình hội nhập quốc tế và triển khai đối ngoại đa phương, góp phần củng cố xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển và nâng cao uy tín, vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế.
APEC có vai trò quan trọng đối với Việt Nam, vì có tới 13/15 hiệp định tự do của Việt Nam ký kết với các thành viên APEC, 14/26 thành viên là đối tác chiến lược và toàn diện của nước ta. Tuần lễ cấp cao APEC đã đạt được những kết quả quan trọng.
Tuyên bố Cấp cao Đà Nẵng “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” đã được đưa ra với những nội dung chính tiếp tục khẳng định cam kết tăng cường hợp tác và cùng hành động để thúc đẩy liên kết và tăng trưởng kinh tế khu vực vì một Cộng đồng APEC năng động và thịnh vượng, tăng cường quan hệ đối tác châu Á – Thái Bình Dương vì sự phát triển bền vững và bao trùm. Bên cạnh đó, bảo đảm duy trì vai trò của APEC là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực, tính linh hoạt và khả năng thích ứng cao trong một thế giới đầy biến động.
Hiệp định TPP đổi tên mới thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ra tuyên bố chung. Theo đó, các bộ trưởng thống nhất đạt được Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) nhằm thay thế cho TPP đồng thời ra tuyên bố chung.
CPTPP được hiểu là một hiệp định toàn diện, có tiêu chuẩn cao trên cơ sở cân bằng lợi ích của các thành viên, có tính đến trình độ phát triển của các nước.
Những vấn đề cốt lõi với hiệp định này vẫn theo hướng giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số nghĩa vụ để đảm bảo sự cân bằng trong bối cảnh mới.
Bên lề hội nghị, tại diễn đàn đối thoại giữa các doanh nhân và các chuyên gia kinh tế, các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một vấn đề được quan tâm và chú ý. Hội nghị đã dành nhiều thời gian thảo luận một cách sâu sắc về các chính sách và biện pháp chiến lược nhằm phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa xanh, bền vững và sáng tạo; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
Các giải pháp được đưa ra như: Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu; Thuận lợi hoá môi trường kinh doanh cho MSMEs thông qua tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận công nghệ, trình độ quản lý, hỗ trợ nâng cao năng lực qua đào tạo, tư vấn và kết nối kinh doanh; Đẩy mạnh tinh thần kinh doanh APEC trong kỷ nguyên số: (1) thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp và (2) tăng cường đạo đức kinh doanh.
Bên cạnh đó, vấn đề lo ngại rằng Robot sẽ “cướp” công việc của con người cũng được đưa ra bàn luận tại APEC CEO Summit. Bà Chrystia Freeland, Ngoại trưởng Canada cho rằng Dù có nhiều lo lắng nhưng chúng ta vẫn phải tự tin và lạc quan hơn. Chúng ta cần tận dụng cơ hội này để có kỹ năng làm việc mới, tận dụng công nghệ để tạo việc làm mới cho xã hội.
Cách mạng công nghiệp 4.0 – xu thế công nghệ tương lai
Công nghiệp 4.0 là xu hướng tự động hóa và sự kết hợp các loại công nghệ vào sản xuất.
Theo ông Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới cho biết, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện “không có tiền lệ lịch sử”.
Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.
9 xu hướng công nghệ hàng đầu được được dự đoán sẽ thay đổi thế giới năm 2018.
Xu hướng 1: Dữ liệu lớn
Ngày nay hầu như mọi hoạt động chúng ta làm đều để lại một đường dẫn dữ liệu (nhắn tin, quẹt thẻ Oyster…). Và kho dữ liệu ngày càng phình to của thế giới đã dẫn đến một cuộc bùng nổ dữ liệu chưa từng có từ trước đến nay.
Xu hướng 2: Vạn vật kết nối Internet (IoT) và các thiết bị hàng ngày trở nên “thông minh”
Hầu như bất kỳ thiết bị nào cũng có thể trở nên thông minh. Các thiết bị này liên tục thu thập dữ liệu, kết nối với các thiết bị khác và chia sẻ dữ liệu đó – tất cả đều không có sự can thiệp của con người (ví dụ như dữ liệu đồng bộ hóa Fitbit với điện thoại của bạn).
Xu hướng 3: Công suất tính toán tăng theo cấp số nhân thúc đẩy hàng loạt tiến bộ về công nghệ
Xu hướng 4:Trí tuệ nhân tạo (AI)
Sự bùng nổ về dữ liệu đã tạo điều kiện cho Trí tuệ nhân tạo phát triển nhanh chóng trong vài năm trở lại đây; dữ liệu càng nhiều thì hệ thống Trí tuệ nhân tạo học được càng nhanh và càng chính xác hơn.
Xu hướng 5: Làn sóng tự động hóa
Nhiều quy trình, quyết định, chức năng và hệ thống có thể được tự động và được thực hiện bằng các thuật toán hoặc robot.
Xu hướng 6: In 3D mở ra những cơ hội tuyệt vời cho các nhà sản xuất
Xu hướng 7: Cách tương tác với công nghệ khác trước kia
Cách tương tác với công nghệ của chúng ta đã thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây và vẫn đang tiếp tục thay đổi.
Xu hướng 8: Blockchain (Chuỗi khối) – Phát minh có thể thay đổi thế giới
Công nghệ Blockchain là một giải pháp rất thiết thực cho vấn đề lưu trữ, xác thực và bảo vệ dữ liệu. Các dịch vụ tài chính, bảo hiểm và chăm sóc sức khoẻ là một số lĩnh vực có thể áp dụng blockchain.
Xu hướng 9: Nền tảng là phương thức phát triển tương lai của các doanh nghiệp
Nền tảng đã tạo ra các doanh nghiệp như Airbnb, Uber và Amazon và cũng là cơ sở hoạt động của Facebook và Twitter. Tuy nhiên, các nền tảng cung cấp cơ hội tăng trưởng trong tất cả các loại hình doanh nghiệp, ngành và lĩnh vực – không chỉ các công ty công nghệ cao. Ngay cả những doanh nghiệp lâu đời với các mô hình kinh doanh truyền thống như Ford cũng đang bắt đầu phát triển các chiến lược nền tảng.
Nguồn: Tổng hợp
Trước làn sóng mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cùng với những biến động khó lường của kinh tế trong và ngoài nước đòi hỏi chúng ta không ngừng học hỏi và thay đổi để luôn sẵn sàng đón sóng trước sự thay đổi. Nếu bạn không thay đổi thì bạn sẽ bị “đào thải”, đó là quy luật tất yếu.
Các chương trình đào tạo của VietStar được thiết kế cho những người tìm kiếm con đường để mở rộng kiến thức và tầm nhìn sự nghiệp. Với những kiến thức thực tế và mang tính thực hành cao đến từ đội ngũ giảng viên là những chuyên gia kinh tế với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn lớn, có danh tiếng trong và ngoài nước hiện đang giảng dạy và làm việc tại các trường đại học nổi tiếng. Bên cạnh kiến thức hàn lâm, các giảng viên của VietStar còn có kiến thức về tư vấn, quản lý và điều hành doanh nghiệp.