Bản tin Kinh tế – Tài chính hàng tuần

BẢN TIN KINH TẾ TÀI CHÍNH VIETSTAR HÀNG TUẦN

BBC News: Giấy Sài Gòn Đã bị tập đoàn Nhật Sojitz thâu tóm

Tập đoàn Nhật Sojitz chi 91,2 triệu đô la mua lại công ty Giấy Sài Gòn (Saigon Paper), thỏa thuận nhằm khai thác nhu cầu ngày càng gia tăng về giấy bìa cứng và khăn giấy ở Đông Nam Á, báo Nhật cho hay.

Theo Nikkei Asian Review hôm 26/6, Sojitz mua lại hơn 90% cổ phần của nhà sản xuất khăn giấy lớn nhất của Việt Nam, do ông Mai Hữu Tín sở hữu.

Được thành lập năm 1997, Giấy Sài Gòn hiện tại có nhu cầu tăng vốn đầu tư. Sojitz được cho là sẽ gửi sáu nhà quản lý từ Nhật Bản sang giúp cải tiến hệ thống tài chính và kế toán của công ty, đồng thời nâng cấp hệ thống máy móc nhà xưởng của Giấy Sài Gòn.

Với việc mở rộng hoạt động tại Việt Nam, Sojitz đặt mục tiêu tăng doanh số khoảng 40%, đạt 18 tỷ yen vào năm 2022, theo Nikkei Asian Review.

(Nguồn : BBC News )

Bóng đen thương mại toàn cầu đe dọa đến triển vọng kinh tế Việt Nam khi GDP tăng 6.8%

Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng ổn đình trong suốt quý 2 với sự giúp đỡ của các nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên cuộc chiến tranh thương mại  toàn cầu khiến rủi ro kinh tế ngày càng gia tăng.

Theo báo cáo của văn phòng Tổng cục Thống kê, tổng sản lượng quốc nội quý 2 tăng 6.8% so với cùng kỳ năng ngoái, và tăng 7.5% so với quý  trước.

Chỉ số kinh tế tăng 7.1% trong sáu tháng đầu năm so với cùng kì năm ngoái.

Xuất khẩu Việt Nam đang cố gắng duy trì hiệu quả kinh tế xuất sắc khi phải đối mặt với các động thái bảo hộ của Mỹ khi lãi suất Mỹ tăng cao.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ trong tháng 5 tăng cường giám sát thị trường quốc tế và có những hành động phù hợp và kịp thời để giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Victoria Kwakwa, Phó chủ tích Ngân hàng Thế giới cho khu vực Đông Á-Thái Bình Dương cho biết: “ Các triên vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam rất tốt, tuy nhiên bối cảnh của kinh tê toàn cầu thì không chắc chắn. Điều này là gây rủi ro rất lớn đối với một số linh vực kinh tế của Việt Nam-một nên kinh tế mở và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

(Nguồn: Bloomberg)

Góc nhìn chuyên gia: Căng thẳng Mỹ-Trung-Cơ hội để hàng Việt xuất khẩu vào Mỹ

Trao đổi tại một hội thảo vừa được tổ chức gần đây, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, năm 2017, Mỹ nhập khẩu 588,681 tỷ USD hàng tiêu dùng, chiếm 26% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó có 104,757 tỷ USD thực phẩm, thức ăn và đồ uống, chiếm 4,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.

“Một khi hàng hóa của Trung Quốc khó xuất sang Mỹ thì quốc gia này sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có VN. Đây là cơ hội cho không ít doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI, khi có thể mua được nguyên nhiên vật liệu, linh kiện, chi tiết, phụ tùng giá rẻ. Từ đó, hàng hóa sẽ tăng sức cạnh tranh khi xuất khẩu và có cơ hội gia tăng xuất khẩu vào Mỹ để thay thế phần nào hàng hóa Trung Quốc”, ông Thiên nhận định.

“Mỹ và Trung Quốc đều là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Việt Nam xuất siêu sang Mỹ, đồng thời nhập siêu nguyên liệu từ Trung Quốc. Khi quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng, việc điều chỉnh cơ cấu của Trung Quốc có thể thúc đẩy hàng hóa của nước này xuất khẩu vào Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đối với các sản phẩm từ Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cũng giảm. Tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực có thể sẽ giảm xuống còn 4.9%”, TS Trần Đình Thiên đánh giá.

(Nguồn: Vneconomy)

Fintech Việt Nam có thể đạt 8 tỷ USD vào năm 2020

Các công ty Fintech đang phát triển sôi nổi khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê của PricewaterCoopers, các Fintech đã thu hút hơn 40 tỷ USD vốn đầu tư trong 4 năm qua. Tại châu A-Thái Bình Dương, vốn đổ vào Fintech giai đoạn tháng 1/2016-tháng 2/2017 đạt gần 15 tỷ USD. Cơ hội cho các startup lĩnh vực này là có thật và Việt Nam cũng vậy.

Theo nghiên cứu từ Solidiance, một công ty tư vấn tập trung vào khu vực APAC, thị trường Fintech Việt Nam đtạ 4,4 tỷ USD trong năm 2017 và sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Solidiance cho rằng tiềm năng của thị trường này đến từ nhiều yếu tố, như mức độ thâm nhập của Internet và điện thoại thông minh tại các đô thị, sự phổ biến của ví điện tử, thu nhập và khả năng tiêu dùng tăng, thương mại điện tử phát triển.

Công ty này cũng ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam như việc thành lập “Ban chỉ đạo Fintech” và các chính sách khác.

(Nguồn: Forbes)

Chu kỳ khủng hoảng kinh tế 10 năm: Nguy cơ từ nội tại nền kinh tế Việt Nam

Không nhiều chuyên gia kinh tế tin tưởng vào tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế theo hướng cứ 10 năm một lần nhưng lại lo ngại nguy cơ khủng hoảng đến từ nội tại nền kinh tế Việt Nam.

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), không có cơ sở về mặt khoa học để giải thích về hiện tượng khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ.

Với kinh tế Việt Nam, trong suốt 40 năm qua có hiện tượng suy thoái kinh tế rơi vào những năm cuối cùng của thập niên. Tuy nhiên, ông Thành cho rằng sự kiện đó tương đối ngẫu nhiên.

Không loại trừ khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế, nhưng ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thông kê cho rằng nếu có, đáy của chu kỳ khủng hoảng sẽ tới từ năm 2021 trở đi thay vì năm 2019 – 2020 như lo ngại.

Ở chiều ngược lại, TS. Lê Xuân Nghĩa nguyên Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho rằng đã xuất hiện những dấu hiệu có thể đẩy nhanh chu kỳ khủng hoảng kinh tế.

Dù có những nhận định khác nhau nhưng các chuyên gia đều cho rằng không thể chủ quan trong bối cảnh kinh tế chính trị thế giới nhiều biến động.

TS. Nguyễn Đức Thành cho biết có thể thấy hiện nay cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có thể còn căng thẳng hơn nữa, không chỉ dừng lại ở vấn đề thương mại. Bởi theo ông Thành cuộc chiến là sự sắp xếp lại trật tự của các cường quốc và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam.

Dù không mấy tin vào quy luật chu kỳ 10 năm nhưng TS. Nguyễn Đức Kiên lại đưa ra cảnh báo kinh tế Việt Nam đang tiềm ẩn yếu tố khủng hoảng, thậm chí là tiềm ẩn kép. Dấu hiệu là thị trường chứng khoán trong các tháng đầu năm 2018 tăng trưởng rất nóng. Hơn nữa, Việt Nam còn có thêm một nguy cơ tiềm ẩn khủng hoảng bắt nguồn từ hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng sẽ không đáp ứng được nhu cầu tín dụng của nền kinh tế.

                                                                                                                (Nguồn Cafef)

Trước một nền kinh tế biến động và phát triển không ngừng, các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đều phải tìm cho mình một giải pháp và một con đường riêng để có thể trụ vững và đối phó với mọi thử thách khó khăn từ sức ép hội nhập và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài.

VIETSTAR TRAINING AND CONSULTING JSC.

Bài viết liên quan