BẢN TIN KINH TẾ TÀI CHÍNH VIETSTAR – TUẦN THỨ 2, THÁNG 5/2018

BẢN TIN KINH TẾ TÀI CHÍNH VIETSTAR HÀNG TUẦN

‘Mô hình mở cửa’ của Việt Nam được ông Kim Jong-un nhắc khi gặp Tổng thống Mỹ?

Theo tờ Pulse của Hàn Quốc, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thấy thích mô hình mở cửa kinh tế của Việt Nam và đã nhiều lần nhắc đến Việt Nam như một hình mẫu cải cách kinh tế đáng để học hỏi.

bản tin kinh tế tài chính vietstar

Theo đó, Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi mới kinh tế từ năm 1986 bằng cách áp dụng mô hình kinh tế thị trường mở và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn duy trì bản sắc xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, Việt Nam còn được cho là tự do hơn Trung Quốc và duy trì mối quan hệ thân thiện với Mỹ.

Lãnh đạo Kim Jong-un hy vọng Triều Tiên sẽ đạt được những tiến bộ nhanh chóng về kinh tế và coi hình mẫu như của Việt Nam là hợp lý.

Với niềm tin rằng việc cải thiện quan hệ với Mỹ là tiền đề quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ông Kim có thể sẽ bàn về mô hình mở cửa của Việt Nam trong cuộc đối thoại với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.

(Nguồn Vietnam Finance)

Chuyên gia: Nới lỏng chính sách tiền tệ không nên là ưu tiên trong giai đoạn hiện nay

Tại Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng sáng ngày 8/5/2018, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, trong nhiệm kỳ 2016-2020, công tác điều hành của NHNN hiện đã có những thành tựu và bước đi phù hợp.  Điểm tích cực nữa trong điều hành CSTT là đã thay đổi nhận thức, như chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là chỉ tiêu định hướng, không còn là pháp lệnh bắt buộc NHNN phải bơm tiền ra.

bản tin kinh tế tài chính vietstar

Ngoài ra, trong chính sách điều hành, ông Nguyễn Xuân Thành, GĐ Phát triển, Trường Đại học Fulbright VN cho rằng nới lỏng chính sách tiền tệ không nên là ưu tiên chính sách trong giai đoạn hiện nay. Ông cho rằng tăng trưởng quý I/2018 hiện nay là rất tốt, sức cầu trong nền kinh tế tốt, xuất khẩu tốt, sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo trong nước tăng trưởng tốt, tăng 14% tổng mức bán trong 4 tháng đầu năm; hàng hóa dịch vụ tăng 9,5%, trong khi lạm phát có 2,82 %.

Bên cạnh tín dụng thì điều hành tỷ giá trong chính sách tiền tệ là một trong những vấn đề được quan tâm. Tiến sĩ Phan Minh Ngọc cho rằng, ổn định tỷ giá trong năm nay hoàn toàn không phải là vấn đề khi có nguồn vốn đầu tư gián tiếp, trực tiếp từ nước ngoài tốt, lạm phát, lãi suất ổn định,… Tuy nhiên, theo ông Ngọc, còn có một rủi ro là khi nguồn vốn nước ngoài đổ vào mạnh, nếu không linh hoạt và chặt chẽ thì có thể khiến tiền đồng lên giá so với USD và các tiền tệ khác trên thế giới, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường.

(Nguồn: Café F.vn)

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc thúc đẩy thương mại hai chiều

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ ngày 20/12/2015 đã đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam và giúp quốc gia Đông Nam Á hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực.

bản tin kinh tế tài chính vietstar

Nhờ vào lộ trình giảm thuế và chính sách ưu đãi của Việt Nam, một số ngành như năng lượng, nông nghiệp chất lượng cao, môi trường và công nghiệp chế tạo sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn từ Hàn Quốc, một đại diện của Bộ Công thương cho biết thêm rằng Hàn Quốc có khả năng sẽ tiếp tục dẫn đầu Nhà đầu tư FDI tại Việt Nam trong những năm tới.

Thương mại hai chiều tăng từ 500 triệu USD năm 1992 lên 61,5 tỷ USD trong năm 2017, trong đó 14,8 tỷ USD đến từ xuất khẩu của Việt Nam, tăng 30% so với năm trước và 46,7 tỷ USD từ nhập khẩu của Đông Nam Á, so với năm trước tăng 45,3%. Hàn Quốc đứng đầu trong số 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đổ vốn vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt 57,7 tỷ đô la tính đến cuối tháng 12 năm 2017

(Nguồn Vietnamnews.vn)

Nghèo ở Việt Nam tiếp tục giảm, theo báo cáo của NHTG

Đói nghèo ở Việt Nam tiếp tục giảm, đặc biệt là trong các dân tộc thiểu số với ​​tỷ lệ giảm mạnh tới 13%, mức giảm lớn nhất trong thập niên vừa qua.

Báo cáo cũng ghi nhận hiện nay 70% người dân Việt Nam đã được đảm bảo về mặt kinh tế, trong đó có 13% thuộc tầng lớp trung lưu theo chuẩn thế giới. Các tầng lớp thu nhập này đang phát triển nhanh chóng, tăng hơn 20% trong giai đoạn 2010 – 2017. Tính từ năm 2014, trung bình mỗi năm có 1,5 triệu người Việt Nam gia nhập vào tầng lớp trung lưu toàn cầu, cho thấy các hộ gia đình đang tiếp tục leo lên bậc thang kinh tế cao hơn sau khi thoát nghèo. Sự gia tăng của lớp người tiêu dùng làm thay đổi nguyện vọng của xã hội, trọng tâm của chương trình xoá đói nghèo và chia sẻ thịnh vượng chuyển từ chống nghèo cùng cực sang cải thiện mạnh mẽ chất lượng cuộc sống và hỗ trợ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu. Khả năng tạo công ăn việc làm nhanh chóng và quá trình chuyển đổi sang việc làm có lương đang thúc đẩy kết quả tích cực của hoạt động giảm nghèo và chia sẻ thịnh vượng.

bản tin kinh tế tài chính vietstar

Một trong những lĩnh vực ưu tiên trong Khung đối tác quốc gia của Nhóm NHTG với Việt Nam giai đoạn 2018-2022 là tăng trưởng bao trùm, với mục tiêu cụ thể là “hội nhập kinh tế cho nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương”, theo đó NHTG sẽ hỗ trợ can thiệp có mục tiêu để tạo cơ hội kinh tế cho người dân ở các khu vực bị tụt hậu.

(Nguồn: Worldbank.org)

Nếu kiến thức được xem là kỹ năng quý giá nhất mà bạn có thể trao đổi thì giáo dục không chỉ là nền tảng dẫn đến thành công mà còn là điều kiện tiên quyết.

Trân trọng,

VIETSTAR TRAINING AND CONSULTING JSC.

Bài viết liên quan