Bản tin Kinh tế – Tài chính tuần 4 tháng 10

Việt Nam: Nguy cơ từ thâm hụt ngân sách 9 tỷ đô la

Gần một nửa số nợ công của chính phủ Việt Nam là nợ nước ngoài. Việc một nước trong giai đoạn phát triển đi vay để chi cho các nhu cầu hiện tại, rồi hoàn trả bằng các thu nhập trong tương lai, là chuyện bình thường và cần thiết. Nhưng phải ở trong một giới hạn có thể kiểm soát được. Còn nếu vay quá nhiều, sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao thì có thể dẫn đến vỡ nợ.

Theo con số Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội Việt Nam, ngân sách quốc gia năm 2018 thâm hụt 9 tỷ đô la. Hiện tại mức bội chi ngân sách của Việt Nam ở vào khoảng 3,6-3,7%. Nợ công của chính phủ, kể cả trong nước và nước ngoài, không được vượt quá 65% GDP.

Thâm hụt ngân sách 9 tỷ đô la, và GDP đầu người Việt Nam vào khoảng 2500 đô la/năm, thì nhà nước hiện bội chi ngân sách khoảng 4%. Mức bội chi này chưa vào lằn ranh của rủi ro lớn, nhưng nó đang ngấp nghé nếu không kiểu soát được tốt trong vòng 5 năm tới.

Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam còn rất nhỏ, dễ bị tổn thương bởi những biến cố trên thế giới, sức đề kháng còn kém và đang dựa rất nhiều vào xuất khẩu.

Chính phủ cần giảm chi phí thường xuyên; rà soát lại thuế từ các doanh nghiệp FDI có vốn nước ngoài; kiểm toán Nhà nước cũng lưu ý mối lo áp lực trả nợ năm 2019 khá lớn dù nghĩa vụ nợ trực tiếp trên tổng thu ngân sách vẫn trong giới hạn cho phép.

Chỉ trong 8 tháng của năm 2018, Việt Nam đã ký thêm 10 hiệp định vay vốn, trị giá 1,13 tỷ đô la, theo VnEconomy.

Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) diễn ra trong tháng này, so sánh trong ASEAN, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đứng sau hầu hết các nước, chỉ trên Lào và Campuchia, theo Vietnamnet. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2018 cũng tụt hạng, ở vị trí 77, so với 74 vào năm ngoái.

(Nguồn: BBC NEWS)

Việt Nam – Romania tìm kiếm quan hệ kinh tế

Tại một hội thảo giới thiệu thị trường Rumani tại Hà Nội hôm thứ Hai, các chuyên gia cho biết: Các mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Rumani vẫn còn khiêm tốn và chưa phù hợp với tiềm năng sẵn có. Mối quan hệ hạn chế này là do thiếu các thỏa thuận hợp tác về ngân hàng, hải quan và du lịch, cũng như việc tiếp thị hạn chế của các doanh nghiệp ở cả hai bên.

Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đoàn Duy Khương đã ca ngợi chính phủ Rumani và các doanh nghiệp vì những nỗ lực của họ cho đến nay trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.

Từ năm 2010-18, thương mại song phương giữa Việt Nam và Romania tăng trưởng nhanh chóng, đạt gần 300 triệu USD ở mức tối đa hàng năm. Trong số này, khoảng 80-90 triệu USD là từ xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu ở hạt cà phê robusta, máy tính và linh kiện, tivi và điện tử, cá tra và cá basa, cao su thiên nhiên, vali, giày dép và quần áo và dệt may. Trong khi đó, nước này xuất khẩu thép tấm và phôi thép, nhựa, hóa chất và dược phẩm sang Việt Nam.

Theo ông Đoàn Duy Khương, Romania là thị trường lớn nhất ở Nam Âu. Nằm ở một vị trí thuận tiện cho giao thông hàng hải và ở trung tâm của ba hành lang kinh tế châu Âu, Romania nắm giữ thế mạnh về dầu khí, hóa dầu, xây dựng, y tế và chế biến nông sản. Nước này cũng là một thành viên của nhiều tổ chức hợp tác kinh tế đa phương toàn cầu.

Ông cho biết việc Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ mở cửa cho các thị trường lớn trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam cũng có sự ổn định về chính trị và chất lượng lực lượng lao động được cải thiện, ông Khương nói thêm rằng Việt Nam sẽ tiếp tục tìm kiếm các biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế – xã hội và trao đổi người với người Romania.

Phó Chủ tịch và Tổng thư ký Hiệp hội Hữu nghị Việt Nam – Rumani Bùi Trọng Đỉnh cho biết, tính đến cuối năm 2017, Rumani đã đổ 1,2 triệu USD vào hai dự án ở Việt Nam, đứng thứ 93 trong số 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trong nước. Đồng thời, có 216 công ty Việt Nam làm việc tại Rumani với tổng vốn đăng ký gần 2,1 triệu euro.

(Nguồn: VIETNAM NEWS)

Việt Nam – Campuchia: Hợp tác đẩy mạnh thương mại gỗ hợp pháp

Ngày 22.10, tại TP.HCM, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản) Campuchia tổ chức đối thoại chính sách về thương mại gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp và bền vững.

Theo thông tin từ Hội nghị, những năm gần đây, ngành chế biến gỗ của VN phát triển nhanh và ổn định. Năm 2017, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gỗ đứng thứ 5 thế giới với kim ngạch 8 tỉ USD. Việc đảm bảo gỗ nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp là một trong những giải pháp quan trọng trong chính sách phát triển ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của Việt Nam.

Thời gian qua, nguồn gỗ nhập khẩu từ Campuchia đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn nguyên liệu trong nước. Năm 2017, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam từ Campuchia đạt 213 triệu USD. Còn trong 3 quý đầu năm nay là 84 triệu USD. Thời gian qua, hai nước tăng cường hợp tác nhằm ngăn chặn nạn khai thác, vận chuyển, thương mại gỗ trái phép qua đường biên giới. Hiện tại ngành chức năng hai nước đang tiếp tục hoàn thiện thể chế, văn bản pháp luật liên quan, tăng cường công tác quản lý rừng và thương mại lâm sản giữa các khu vực có chung đường biên giới.

Trước đó ngày 19.10 tại Brussel (Vương quốc Bỉ), Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ký Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) có hiệu lực từ tháng 1.1.2019. Hiệp định nhằm giúp tăng cường quản trị rừng, giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp của VN xuất khẩu sang thị trường EU và các thị trường khác.

Việc tăng cường hợp tác thương mại gỗ hợp pháp với Campuchia nhằm bảo đảm nguồn cung nguyên liệu cho ngành gỗ VN, đồng thời đáp ứng cam kết của VN với EU trong việc thực hiện tốt hiệp định VPA/FLEGT.

(Nguồn: BÁO THANH NIÊN)

Việt Nam hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do EU-Singapore

Theo HSBC, việc ký kết Hiệp định thương mại tự do EU và Singapore (EUSFTA), một cột mốc quan trọng đối với hai nền kinh tế năng động và đối với Việt Nam.

Với việc loại bỏ gần như tất cả hàng rào thuế quan và giảm rào cản phi thuế quan giữa Singapore và châu Âu, thỏa thuận này mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh hàng hóa và dịch vụ của mình. Hơn nữa, là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên được ký kết giữa EU và một quốc gia ASEAN, thỏa thuận này đặt ra tiền lệ cho phép mở rộng các chính sách thương mại cởi mở, công bằng và dựa trên quy tắc của hai khu vực kinh tế. Việt Nam hiện đang đàm phán với châu Âu về một Hiệp định thương mại tự do tương tự.

EUSFTA sẽ cho phép một số hàng hóa sản xuất được áp dụng Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN. Điều này có nghĩa hàng hóa đầu vào của các doanh nghiệp Singapore nhập về từ các nước thành viên ASEAN khác – bao gồm Việt Nam – cũng sẽ được xem là hàm lượng nội địa của Singapore để xác định nguồn gốc của sản phẩm cuối cùng là Singapore. Nói cách khác, một số nguyên liệu đầu vào nhất định sẽ được hưởng chế độ thuế 0% của Singapore với châu Âu.

Hiện tại, Singapore là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam tại ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ mười của Việt Nam trên toàn thế giới. Hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore chủ yếu gồm máy vi tính, hàng điện tử và phụ kiện, điện thoại và phụ kiện, thủy tinh và đồ thủy tinh, máy móc, thiết bị và phụ tùng, hàng dệt may và may mặc, v.v.

Singapore cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba của Việt Nam và là nhà đầu tư ASEAN hàng đầu, với khoản đầu tư tích lũy là 43 tỷ USD cho hơn 2.000 dự án. Đầu tư của Singapore tại Việt Nam bao gồm nhiều lĩnh vực như bất động sản, sản xuất, năng lượng, hậu cần và dịch vụ. Sau khi xây dựng Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore đầu tiên (VSIP) vào năm 1994, hiện nay VSIP đã hoạt động trên toàn khu vực kinh tế phía Nam, Bắc và Trung Bộ, thu hút hơn 10 tỷ USD đầu tư.

(Nguồn: CAFÉF)

Bức tranh kinh tế xã hội năm 2018

Theo ước tính của Chính phủ, tất cả chỉ tiêu được Quốc hội giao trong năm 2018 đều hoàn thành, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

(Nguồn: VNEXPRESS)

Bản tin Kinh tế – Tài chính VietStar hàng tuần được tổng hợp và xây dựng dựa trên các trang kinh tế hàng đầu thế giới và Việt Nam như BBC, CNN, Reuters… với mong muốn cập nhật những thông tin kinh tế và tài chính cập nhật trong tuần.

VietStar – Chia sẻ tri thức – Gắn kết doanh nhân

VIETSTAR TRAINING AND CONSULTING JSC

Bài viết liên quan