Bản tin Kinh tế – Tài chính tuần 1 tháng 3

TIN QUỐC TẾ

Trung Quốc giảm mục tiêu tăng trưởng và cắt giảm thuế khi kinh tế chậm lại

Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tuyên bố cắt giảm thuế lớn, khi các nhà hoạch định chính sách tìm cách giảm tốc độ dần dần trong khi vật lộn với di sản nợ và bế tắc thương mại với Mỹ. Mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội được công bố sáng thứ ba trong báo cáo công việc hàng năm của Thủ tướng Li Keqiang cho Quốc hội Nhân dân Quốc gia được đặt ở mức 6 đến 6,5% cho năm 2019. Việc chuyển sang một ban nhạc từ thực tiễn sử dụng một con số trước đây đưa ra chính sách nhà sản xuất phòng để điều động và so sánh với mục tiêu của năm ngoái về mục tiêu 6,5%.

Giới hạn dưới của mục tiêu GDP sẽ là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong gần ba thập kỷ, hậu quả của việc giảm tốc dài của Trung Quốc khi các nhà hoạch định chính sách ưu tiên kiểm soát rủi ro nợ nần, làm sạch môi trường và xóa đói giảm nghèo. Cảnh báo về một cuộc chiến kinh tế khó khăn trước mắt, trước đây, Li Li tuyên bố cắt giảm thuế trị giá 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 298 tỷ USD) trong năm nay.

Những mục tiêu này phù hợp với việc giảm tốc cấu trúc nhưng không theo chu kỳ, điều đó có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải uốn cong cơ bắp để kích thích nền kinh tế, theo ông Alicia Garcia Herrero, nhà kinh tế trưởng châu Á-Thái Bình Dương tại Natixis SA ở Hồng Kông. Đây là tin tốt cho thị trường trong ngắn hạn; tin xấu cho Trung Quốc trong trung hạn vì sẽ cần phải sử dụng nhiều đòn bẩy hơn.

(Nguồn: BLOOMBERGE)

Thâm hụt thương mại Mỹ 2018 lên mức cao nhất 10 năm

Thâm hụt thương mại của Mỹ trong 2018 tăng lên mức cao nhất 10 năm, trái ngược với lời hứa giảm thâm hụt của Tổng thống Donald Trump. Theo giới phân tích, chương trình giảm thuế của ông Trump được cho là một nguyên nhân quan trọng đẩy nhu cầu hàng nhập khẩu tăng, trong khi đồng USD mạnh và thuế quan trả đũa nhằm vào hàng Mỹ gây sức ép giảm xuất khẩu.

Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu ngày 6/3 cho thấy thâm hụt thương mại và hàng hóa dịch vụ của nước này trong 2018 là 621 tỷ USD, tăng 68,8 tỷ USD, tương đương tăng 12,5%, so với năm 2017. Đây là mức thâm hụt thương mại cao nhất của Mỹ kể từ năm 2008. Trong đó, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc – mục tiêu chính trong chiến tranh thương mại của ông Trump – lập kỷ lục 419,2 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa Mỹ sang Trung Quốc giảm 9,6 tỷ USD, trong khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ tăng 34 tỷ USD.

Thâm hụt thương mại của Mỹ trong 2018 tương đương 3% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này, tăng so với mức 2,8% trong 2017. Tuy nhiên, tỷ lệ thâm hụt như vậy vẫn thấp hơn nhiều so với trong thời gian một thập kỷ trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Trong thời gian đó, tỷ lệ thâm hụt thương mại Mỹ so với GDP lên tới gần 6%.

Nếu chỉ tính thương mại hàng hóa, thì mức thâm hụt của Mỹ với phần còn lại của thế giới trong 2018 là 891,3 tỷ USD, cao chưa từng thấy. Tuy nhiên, thặng dư thương mại dịch vụ của Mỹ tiếp tục tăng, đạt kỷ lục 270,2 tỷ USD.

Tính cả năm, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ tăng 6,3%, đạt 2,5 nghìn tỷ USD, nhờ xuất khẩu các mặt hàng như dầu thô, hóa dầu và động cơ máy bay tăng mạnh. Nhập khẩu tăng 7,5%, đạt 3,12 nghìn tỷ USD.

(Nguồn: REUTERS)

TIN TRONG NƯỚC

Thương mại hàng hóa Việt Nam – Mỹ tăng gấp 3 lần sau 9 năm

Từ mức tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt 18,01 tỷ USD năm 2010, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Mỹ đã lên mức 60,28 tỷ USD trong năm 2018. Theo tính toán của Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2018, thương mại hàng hóa Việt Nam – Mỹ đã tăng gấp 3 lần. Cùng với đó, tốc độ tăng xuất nhập khẩu giữa hai nước bình quân trong giai đoạn này đạt 16,3%/năm. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, tốc độ tăng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 9 năm cũng đạt từ 14,24 tỷ USD (năm 2010) lên 47,53 tỷ USD (năm 2018).

Ở chiều ngược lại, tốc độ tăng của hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng từ mức 3,77 tỷ USD trong năm 2010 lên mức 12,75 tỷ USD trong năm 2018. Đặc biệt, Việt Nam luôn có thặng dư cán cân thương mại với Mỹ. Cụ thể, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam với Mỹ trong năm 2018 đạt thặng dư gần 34,8 tỷ USD, bằng 73,2% trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

Tổng trị giá 10 nhóm mặt hàng lớn nhất của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong năm 2018 đạt 40,58 tỷ USD, chiếm 85,4% trong tổng trị giá xuất khẩu sang thị trường này. Trong năm 2018, có gần 7,2 nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa ra thị trường lớn nhất thế giới này, tăng 7,6% so với năm 2017. Trong khi đó ở chiều ngược lại, có 13,2 nghìn doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ trong năm 2018, tăng 6,3% so với năm 2017. Còn số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng đầu tiên năm 2019, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam – Mỹ đạt gần 6,23 tỷ USD, tăng mạnh 38,13% so với tháng đầu tiên của năm 2018, tương ứng tăng 1,72 tỷ USD về mặt số tuyệt đối.

(Nguồn: VNECONOMY)

Bắc Hàn muốn ‘hợp tác phát triển mọi lĩnh vực’ với Việt Nam

Truyền thông Bắc Hàn nói ông Kim Jong-un trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đã kêu gọi hai nước “hợp tác phát triển trong mọi lĩnh vực” ở cả cấp đảng lẫn cấp chính phủ. Trong bản tin thời sự phát hôm thứ Bảy 2/3/2019, kênh truyền hình KRT nói rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn đã “gặp gỡ với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào chiều thứ Sáu 1/3 tại Hà Nội”.

Ông Kim đã “kêu gọi trao đổi các đoàn đại biểu ở cấp đảng và cấp chính phủ, nhằm hợp tác phát triển trong mọi lĩnh vực, bao gồm kinh tế, khoa học và công nghệ, quốc phòng, thể thao, văn hóa nghệ thuật và truyền thông giữa Bắc Hàn và Việt Nam,” xướng ngôn viên KRT đọc trong bản tin.

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn chính thức thăm Việt Nam sau khi cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội kết thúc đột ngột, sớm hơn dự kiến hôm 28/2 mà không đạt thỏa thuận nào. Chiều 2/3, ông rời Việt Nam, lên tàu hỏa tại ga Đồng Đăng, quay về Bình Nhưỡng với tuyến đường đi qua lãnh thổ Trung Quốc.

(Nguồn: BBC NEWS)

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

Vì sao nhà đầu tư ngoại “thèm muốn” các công ty tài chính của Việt Nam, bất chấp công ty đó lỗ nặng?

Lần lượt các tập đoàn nước ngoài ngỏ ý với Chính phủ Việt Nam cho phép được mua lại các công ty tài chính, cho thuê tài chính trong thời gian gần đây. Chúng tôi đã đem vấn đề này trao đổi với chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực, và ông chỉ ra 3 nguyên nhân chính.

Thứ nhất, tiềm năng phát triển tài chính tiêu dùng của Việt Nam còn rất lớn. Hiện nay, tổng tín dụng tiêu dùng của Việt Nam chiếm khoảng 18% tổng dư nợ nền kinh tế. Nếu bóc tách rõ ràng phần tín dụng liên quan đến nhà ở thì thực chất, tín dụng tiêu dùng cũng chỉ tương đương khoảng 12% trong tổng dư nợ nền kinh tế. Trong khi đó, ở người láng giềng Trung Quốc, tỷ lệ này là 21%, ASEAN là khoảng 34%. Rõ ràng, lĩnh vực này còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong thời gian tới. Thứ hai là giá mua hiện nay, theo ông Lực là khá phù hợp, tương đối hấp dẫn vì chỉ số P/E tại Việt Nam hiện nay đã được điều chỉnh khoảng 13-14 lần. Thứ ba là khoản đầu tư mua các công ty tài chính đó không phải là quá lớn, phù hợp với chiến lược, mang tính chất thăm dò thị trường, thâm nhập thị trường của các tổ chức nước ngoài.

Cách được ưa chuộng nhất khi các tập đoàn nước ngoài thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam thường là mua đứt các công ty tài chính thay vì thành lập mới. Ông Cấn Văn Lực giải thích, bởi thành lập công ty tài chính mới hoàn toàn ở Việt Nam còn nhiều khó khăn về pháp lý và thủ tục. Hơn nữa, mức giá để mua các công ty tài chính theo ông quan sát thời gian qua cũng khá phù hợp. Theo đó, thay vì phải bỏ nhiều tiền, mất nhiều thời gian để thành lập mới thì mua đứt các công ty tài chính có nhiều ưu điểm hơn, Chính phủ Việt Nam cũng rất hoan nghênh sự tham gia của các NĐT ngoại.

(Nguồn: CAFÉF)

Bản tin Kinh tế – Tài chính VietStar hàng tuần được tổng hợp và xây dựng dựa trên các trang kinh tế hàng đầu thế giới và Việt Nam như BBC, CNN, Reuters… với mong muốn cập nhật những thông tin kinh tế và tài chính nổi bật trong tuần.

VietStar – Chia sẻ tri thức – Kết nối doanh nhân

VIETSTAR TRAINING AND CONSULTING JSC

Bài viết liên quan