BẢN TIN KINH TẾ TÀI CHÍNH CUỐI THÁNG TƯ

Xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng tốt nhưng 70% của khối FDI nên dễ bị tổn thương

Xuất khẩu năm 2017 được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận định là đạt những kết quả tích cực. Lần đầu tiên xuất khẩu vượt mức 200 tỷ USD. Nếu năm 2011 quy mô xuất khẩu là 96,9 tỷ USD, thì nay sau 7 năm, xuất khẩu đã bằng 2,21 lần. Tốc độ tăng bình quân 12%.

vietstar bản tin kinh tế tài chính

Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu cũng đã có sự chuyển dịch thành công. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu được mở rộng, đa dạng hoá. Tăng trưởng xuất khẩu tích cực năm 2017 đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hiệu ứng lan toả.

Dù vậy, xuất khẩu Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó, đáng chú ý là việc phụ thuộc nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Cụ thể, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết khối FDI vẫn chiếm trên 70% xuất khẩu. Điều này tạo ra tính bất ổn đối với việc xuất khẩu do sản xuất và xuất hàng đi của khối này phụ thuộc rất mạnh vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

(Nguồn: Trí thức trẻ)

Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: GDP 3 năm tới có thể ở mức 6,85%

Tại buổi làm việc, TS. Vũ Viết Ngoạn cho rằng nhân tố tạo động lực tăng trưởng thời gian qua là do công cuộc cải cách được tiến hành đồng bộ với những biện pháp quyết liệt, cụ thể, chỉ đạo đi liền với giám sát chặt chẽ đã cải thiện tích cực môi trường đầu tư, kinh doanh. Nhiều chính sách cụ thể, thực chất coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, bước đầu đạt kết quả.

vietstar bản tin kinh tế tài chính

Trên cơ sở các số liệu thống kê hiện có, Tổ tư vấn dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018-2020 trên 3 kịch bản chính.

Kịch bản 1, tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,71%/năm; kịch bản 2 là 6,83%/năm và kịch bản 3 là 7,47%/năm.

Tổ tư vấn cho rằng chính sách kinh tế năm 2018 và các năm tiếp theo cần tiếp tục ưu tiên mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đồng thời kiến nghị chưa tăng thuế đối với doanh nghiệp.

(Nguồn: Vneconomy)

Tại sao có hiện tượng vốn Hàn Quốc “rời bỏ” Trung Quốc đến Việt Nam?

Hàn Quốc hiện đang là đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê, nước này đang có 6.760 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 59 tỷ USD còn hiệu lực tại Việt Nam. Riêng năm 2017, lượng vốn đăng ký đã đạt mức kỷ lục là hơn 9 tỷ USD, tập trung ở các dự án lớn trong mảng công nghiệp chế tạo, kinh doanh BĐS, năng lượng, M&A…

vietstar bản tin kinh tế tài chính

Chính sách mở của Việt Nam đang tạo nên thị trường xuất khẩu rất lớn, kết nối với các quốc gia khác. Việt Nam đã ký rất nhiều FTA, trong đó, phải kể đến FTA với Liên minh châu Âu (EVFTA) có thể hoàn tất trong năm 2018 hay Hiệp định CPTPP vừa mới ký kết đầu năm nay. Bên cạnh đó, nguồn lao động với chi phí thấp, chính sách khuyến khích doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất cũng là các yếu tố khiến doanh nghiệp Hàn quyết định chọn lựa Việt Nam.

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt – Hàn ước đạt 100 tỷ USD vào năm 2020, tương đương mức tăng bình quân hàng năm trên 18% trong 3 năm tới. Tốc độ tăng trưởng này tuy thấp hơn tốc độ bình quân hàng năm gần 24% trong giai đoạn 2009-2017, nhưng đủ mạnh để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đi lên.

(Nguồn: CAFÉ.F)

Financial Times: Người tiêu dùng ‘thắp lửa’ kinh tế Việt

Việt Nam được coi là quốc gia phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á trong năm nay, với chi tiêu hộ gia đình đẩy mạnh trong bối cảnh thu nhập được cải thiện. Tâm lý người tiêu dùng Việt Nam hiện ở mức cao nhất 3 năm, theo Nghiên cứu Bí mật mới nhất của Financial Times (FTCR). Tuy nhiên, thành công tiếp tục phụ thuộc vào việc nhà nước giảm bớt quản lý và mở cửa nền kinh tế.

vietstar bản tin kinh tế tài chính

Chi tiêu không cố định ở Việt Nam tăng nhanh nhất trong 5 nước ASEAN được khảo sát. Cuối 2017, 49% số người được hỏi cho biết dự định tăng chi tiêu trong năm nay, nhiều hơn bất kỳ nhóm nào khác trong ASEAN-5. Nửa cuối năm ngoái, các thương hiệu nước ngoài “lũ lượt” mở cửa hàng đầu tiên trong nước, như H&M, Costa Coffee và Dolce & Gabbana .

Doanh số bán lẻ năm ngoái tăng gần 11% lên 129 tỷ USD; doanh số mua sắm trực tuyến tăng 25%, con số mà Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam dự kiến sẽ duy trì đến 2020. Các “ông lớn” trong khu vực như Lazada có thể thống trị thị trường nhưng các công ty trong nước như Thế giới di động và Sendo cũng đang nổi lên. Trong khi đó, doanh số bán xe dự kiến sẽ tăng trở lại nhờ việc loại bỏ thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN khác. Con số này là 241% trong giai đoạn 2012-2017.

(Nguồn: CAFÉ.F)

Là một nền kinh tế đang trên con đường hội nhập, đây thật sự là giai đoạn khó khăn với nhiều thách thức và cạnh tranh khốc liệt không những từ doanh nghiệp trong nước mà còn từ doanh nghiệp ngoài nước. Các doanh nghiệp không những phải trụ vững mà còn phải linh động, bắt kịp biến động và xu thế thị trường để có cách ứng biến phù hợp.

Trân trọng,

VIETSTAR TRAINING AND CONSULTING JSC.

Bài viết liên quan