Sự phát triển thần kỳ của Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam để bắt kịp các nước phát triển

Hàn Quốc từ một đất nước bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh đã vươn mình trở thành một trong những nước công nghiệp mới (NIC – Newly Industrialized Countries) hùng mạnh về mặt kinh tế. Hiện nay, Hàn Quốc được xếp vào nhóm những quốc gia có nền kinh tế phát triển và là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á, thứ 11 trên thế giới. Sự phát triển thần kỳ của Hàn Quốc đã trở thành tấm gương chưa từng có trong tiền lệ lịch sử để các nước đang phát triển nghiên cứu và học hỏi.

Hàn Quốc – sự trỗi dậy mạnh mẽ sau chiến tranh và trở thành một trong bốn “con Rồng” châu Á

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Hàn Quốc là một nước nghèo nàn, lạc hậu, đặc biệt bị tàn phá nặng nề, nhiều thành phố chỉ còn là đống tro tàn sau chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc vào năm 1953, ước tính thu nhập bình quân đầu người khoảng 67USD/năm.

(Nguồn: Internet)

Quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc được tiến hành từ năm 1961 – 1991. Năm 1960, GDP Hàn Quốc chỉ là 82 USD/người/năm tương đương với Việt Nam lúc đó. Sau 10 năm, Hàn Quốc đã đạt được mức thu nhập trung bình 1000 USD/người/năm như Việt nam hiện nay. Đến năm 1975, GDP hàn Quốc là 1310 USD/người/năm. Chỉ trong chưa đầy 20 năm, từ 1000 USD Hàn Quốc đã đạt tới mức 10.000 USD/người/năm vào năm 1992 để trở thành nước công nghiệp mới. Năm 2017, theo báo cáo của IMF (Quỹ iền tệ quốc tế), GPD danh nghĩa của Hàn Quốc đứng thứ 11 trên thế giới ($1529.743 tỷ), GDP đạt 39.778/người/năm và đứng thứ 31 trên thế giới.

(Nguồn: Internet)

Theo đánh giá của các chuyên gia, Hàn Quốc là tấm gương nổi bật nhất về phát triển kinh tế dài hạn và thành công.

Sự phát triển nhanh và ngoạn mục của Hàn Quốc trong 3 thập niên là kết quả của sự kết hợp một cách hữu hiệu các nhân tố kinh tế với các nhân tố xã hội trong điều kiện thuận lợi của hoàn cảnh quốc tế: sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, chính sách hợp lý và kiên quyết của chỉnh phủ vào những năm 60-70, tính linh hoạt cao trong quản lý và thái độ sẵn sàng ứng phó trước những tín hiệu phát sinh từ nền kinh tế…

Bài học cho Việt Nam để bắt kịp các nước phát triển

Hàn Quốc – Việt Nam là hai quốc gia có nhiều nét tương đồng về lịch sử và văn hóa, nhưng chỉ sau 40 năm, từ một đất nước nghèo nàn và lạc hậu, Hàn Quốc đã thoát ra khỏi tình trạng nghèo khổ, và vươn lên trở thành một cường quốc công nghệ.  Thu nhập bình quân của người dân Hàn Quốc hiện nay là 20.510 USD, cao hơn Việt Nam gần 20 lần.

Có rất nhiều yếu tố giúp Hàn Quốc tăng trưởng một cách ngoạn mục.

Đó là năng lực lãnh đạo tài tình của bộ máy chính quyền nhà nước, chính sách quốc gia hợp thời cơ, thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp và nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chính sách mở cửa quả cảm và toàn cầu hóa, tính cần mẫn và trung thành của người dân, nhiệt huyết giáo dục cao nhất thế giới, cùng tham vọng đáp ứng mục tiêu của cá nhân và cạnh tranh tự do, khả năng tiếp thu nhanh chóng văn minh và xu hướng mới của thế giới, dám đương đầu thử thách…

Trong số rất nhiều yếu tố kể trên thì tinh thần doanh nhân của các doanh nghiệp và mô hình quản trị hệ thống  có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình phát triển vượt trội của Hàn Quốc.

Với mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường phát triển mạnh mẽ và bền vững, VietStar tổ chức Hội thảo “ Việt Nam và khát vọng bắt kịp các nước tiên tiến: Ứng dụng mô hình quản trị hệ thống của Hàn Quốc để trở thành Doanh nghiệp dẫn đầu”  ngày 15/12/2018 tại Hà Nội.

Việc áp dụng và triển khai mô hình quản trị hệ thống giúp các doanh nghiệp đảm bảo được các mục tiêu quan trọng và tối ưu các nguồn lực để đạt mục tiêu, đúng thời hạn, đúng tiến độ, nâng cao hiệu quả quản trị, năng lực cạnh tranh, đồng thời xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, khoa học, tạo ra đội ngũ tâm huyết, gắn bó với doanh nghiệp.

VietStar – Chia sẻ tri thức – Kết nối doanh nhân

VIETSTAR TRAINING AND CONSULTING JSC

Bài viết liên quan