BẢN TIN KINH TẾ TÀI CHÍNH VIETSTAR HÀNG TUẦN
Fitch Ratings: Việt Nam phải cẩn thận nếu muốn được nâng lên bậc “đầu tư”
Việt Nam không được hy sinh sự ổn định để đổi lấy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nếu quốc gia này muốn trở thành một nền kinh tế hạng “đầu tư” (investment-grade). Đây là lời cảnh báo từ phía công ty xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings.
Fitch Ratings muốn có những bằng chứng cho thấy sự ổn định về kinh tế vĩ mô được củng cố thêm trước khi cân nhắc nâng bậc cho Việt Nam, ông Stephen Schwartz, Trưởng Bộ phận Tín nhiệm quốc gia tại Fitch Ratings khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho biết. Tháng trước, Fitch Ratings đã nâng bậc tín nhiệm của Việt Nam lên “BB”. Ngoài ra, Công ty xếp hạng tín nhiệm này còn theo dõi nỗ lực giải quyết những yếu kém về cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam, bao gồm cuộc cải cách về các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và việc quản lý nợ xấu.
Trong ngày 15/05, Fitch Ratings đã nâng bậc tín nhiệm nợ dài hạn định danh bằng ngoại tệ của Việt Nam lên “BB”, đi kèm với một triển vọng ổn định. Quyết định nâng bậc tín nhiệm đã giúp Việt Nam lên ngang hàng với Costa Rica. Sở dĩ, Công ty đưa ra quyết định này là nhờ sự gia tăng của dự trữ ngoại hối và tăng trưởng kinh tế mạnh. Sau động thái này, nợ dài hạn định danh bằng ngoại tệ của Việt Nam chỉ còn cách hai bậc so với hạng “đầu tư” (investment-grade).
Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất sau khi ghi nhận tăng trương 7.4% trong quý 1/2018, mức cao nhất kể từ ít nhất là năm 2005. Chính phủ Việt Nam muốn duy trì tăng trưởng nhanh, đồng thời giữ lạm phát dưới tầm kiểm soát.
(Nguồn: Bloomberg)
Đa số Fintech chọn hợp tác, nhưng vẫn có 14% muốn cạnh tranh với ngân hàng
Trong cuộc cách mạng 4.0, Fintech là cụm từ không còn xa lạ trong ngành tài chính nhiều năm gần đây. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng cho phát triển Fintech tốt nhất trên thế giới.
Tính tới 30/05/2018, số công ty Fintech tại Việt Nam đạt tới con số 80. Các công ty Fintech và ngân hàng đều có những ưu điểm và hạn chế riêng biệt, do vậy, xu hướng hợp tác bổ trợ cho nhau để cung cấp dịch vụ ngân hàng tài chính có chất lượng trở nên vô cùng quan trọng. Theo nghiên cứu nhanh của NHNN(2018), 72% công ty Fintech đang lựa chọn việc hợp tác với các ngân hàng, trong khi đó 14% quyết định chọn cạnh tranh với ngân hàng, và 14% còn lại chọn phát triển sản phẩm hoàn toàn mới .
Do hoạt động của Fintech tại Việt Nam đang còn trong giai đoạn ban đầu, nên các tác động cụ thể chưa thực sự rõ nét, mà mới chỉ tập trung ở hoạt động thanh toán. Hầu hết các công ty Fintech ở Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán, do khung pháp lý về hoạt động này đã khá rõ ràng. Trong năm 2017, quy mô và giá trị giao dịch của các hình thức thanh toán qua Internet và điện thoại di động đã tăng lên hết sức đáng kể, với sự đóng góp rất lớn của các công ty Fintech và sự nỗ lực của các NHTM trong việc ứng dụng Fintech.
(Nguồn: CafeF)
Góc nhìn chuyên gia- TS. Hồ Quốc Tuấn: “Cái giá của đặc khu kinh tế”
Theo Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol-Anh, việc thành lập đặc khu kinh tế bên cạnh những tiềm năng tích cực cho nền kinh tế thì vẫn còn nhiều băn khoăn trước những cái giá phải trả khi những đặc khu này đi vào hoạt động.
Thứ nhất, cái giá phải trả của các đặc khu là một môi trường kinh doanh phân mảnh. Với những ưu đãi đặc biệt của từng đặc khu, một hệ thống luật không đồng nhất, chúng góp phần đẩy nhanh sự bất bình đẳng trong phát triển kinh tế ở các địa phương khác nhau. Nó còn gây sức ép khiến chính quyền địa phương làm ngơ trước các hành động gây ô nhiễm môi trường.
Cái giá thứ hai, là số vốn khổng lồ và chính sách bỏ ra ban đầu rất có khả năng đi lạc hướng. Nó có thể bị “lái” để phát triển các khu giải trí, nghỉ dưỡng, casino hay cái gì khác chứ không phải là các khu công nghệ cao và các mô hình kinh tế bền vững như người ta vẽ ra.
Cuối cùng, đặc khu có thể làm trầm trọng hơn sự phân cực giàu nghèo. Sự bất bình đẳng về môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư nước ngoài sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng trong thu nhập và cơ hội giữa người dân trong cả nước.
(Nguồn: Thời báo kinh tế)
CEO: “Lần đầu tiên giữ vị trí lãnh đạo ở tuổi 30 tôi đã trốn tránh suốt một tháng. Lý do là bởi….”
Đối với hầu hết mọi người, được thăng chức là cơ hội thăng tiến và nâng cao giá trị hồ sơ của mình. Nhưng đối với Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của MediaCom Worldwide, Steve Allan, lần đầu tiên giữ vai trò lãnh đạo chính là dịp để ông che giấu bản thân trong suốt một tháng.
Lúc đó Allan chỉ mới 30 tuổi. Nhưng thậm chí là cho đến tận hôm nay, ở độ tuổi 54 ngồi ở vị trí lãnh đạo của một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới, ông khẳng định sự thăng tiến đặc biệt này là một trong những điều tuyệt vời nhất trong sự nghiệp của mình.
Thay vì phô trương chức danh mới của mình, ông quyết định gặp gỡ từng nhân viên và khách hàng của công ty để tìm hiểu những vấn đề quan trọng nhất đối với họ. Vào thời điểm đó, công ty tại Vương quốc Anh có khoảng 200 người và đã đặt nền tảng cho việc mở rộng ra quốc tế.
Ngoài việc giúp ông hiểu những gì cần ưu tiên trong vai trò mới của mình, Allan nói rằng dành thời gian để lắng nghe cũng đã dạy ông biết về giá trị của việc học.
Allan còn nói cho đến tận bây giờ mỗi khi mọi người thường nói về việc đào tạo thì ông luôn nghĩ rằng công ty của mình không vận hành một trường học. Mặc dù trên thực tế ông đã học được rằng ngoài việc thành tích nhân viên được công nhận và đền bù xứng đáng thì mỗi nhân viên sau mỗi ngày làm việc đều mong muốn kiến thức của mình được phong phú hơn. Đó là một bài học ông vẫn luôn ghi nhớ khi quản lý MediaCom suốt nhiều năm để trở thành công ty 7,000 người, 125 văn phòng ngày nay.
(Nguồn: Bloomberg)
Góc nhìn chuyên gia- TS. Trần Đình Thiên: “Không thể bàng quan với 4 vấn đề nổi cộm của kinh tế Việt Nam”.
Trăn trở, suy ngẫm về những vấn đề mang tính nền tảng, là nút thắt trong quá trình chuyển mình của kinh tế Việt Nam, cuối cùng, TS Trần Đình Thiên đã đúc kết và chỉ rõ 4 yếu tố mang tính dài hạn mà Việt Nam cần phải quan tâm, thay đổi.
Thứ nhất, cơ cấu tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua chưa thay đổi căn bản. Mặc dù năm 2017, đã có sự dịch chuyển cơ cấu tăng trưởng theo ngành, từ khai thác tài nguyên chuyển sang phát triển công nghiệp chế tạo, dịch vụ, song vẫn chưa đậm nét và chưa đạt được nhiều thành tựu. Chất lượng tăng trưởng vẫn còn rất thấp và chưa thực sự ổn định, bền vững.
Vấn đề nền tảng thứ hai là về doanh nghiệp. Tổng thể doanh nghiệp Việt Nam hiện nay năng lực yếu, sức cạnh tranh yếu, kể cả doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân nội địa.
Thay vì phô trương chức danh mới của mình, ông quyết định gặp gỡ từng nhân viên và khách hàng của công ty để tìm hiểu những vấn đề quan trọng nhất đối với họ. Vào thời điểm đó, công ty tại Vương quốc Anh có khoảng 200 người và đã đặt nền tảng cho việc mở rộng ra quốc tế.
Ngoài việc giúp ông hiểu những gì cần ưu tiên trong vai trò mới của mình, Allan nói rằng dành thời gian để lắng nghe cũng đã dạy ông biết về giá trị của việc học.
Allan còn nói cho đến tận bây giờ mỗi khi mọi người thường nói về việc đào tạo thì ông luôn nghĩ rằng công ty của mình không vận hành một trường học. Mặc dù trên thực tế ông đã học được rằng ngoài việc thành tích nhân viên được công nhận và đền bù xứng đáng thì mỗi nhân viên sau mỗi ngày làm việc đều mong muốn kiến thức của mình được phong phú hơn. Đó là một bài học ông vẫn luôn ghi nhớ khi quản lý MediaCom suốt nhiều năm để trở thành công ty 7,000 người, 125 văn phòng ngày nay.
(Nguồn: Bloomberg)
Nếu kiến thức được xem là kỹ năng quý giá nhất mà bạn có thể trao đổi thì giáo dục không chỉ là nền tảng dẫn đến thành công mà còn là điều kiện tiên quyết.
Trân trọng,
VIETSTAR TRAINING AND CONSULTING JSC.