Bản tin Kinh tế – Tài chính tuần 1 tháng 11

TIN QUỐC TẾ

Chiến tranh thương mại biến Đông Nam Á thành điểm thu hút đầu tư chế tạo

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã gây ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh trong dài hạn, như quyết định tái đầu tư, sắp xếp chuỗi cung ứng và dây chuyền sản xuất của các công ty đang hoạt động tại Trung Quốc, theo báo cáo đặc biệt về tác động thuế khóa của Mỹ và Trung Quốc do Phòng Thương mại Mỹ tại phía Nam Trung Quốc (AmCham South China) phát hành.

Hơn 70% công ty Mỹ đang cân nhắc trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch đầu tư ở Trung Quốc, đồng thời chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, AmCham South China cho biết. Tỉ lệ này đối với các công ty Trung Quốc là khoảng 50%.

Đông Nam Á là lựa chọn đầu tiên khi các công ty tại Trung Quốc cân nhắc việc chuyển nhà máy. Tỉ lệ các công ty Mỹ lựa chọn Đông Nam Á là 43%, trong khi tỉ lệ này của các công ty Trung Quốc là 63%. Báo cáo kinh tế vĩ mô do ngân hàng trung ương Singapore (MAS) phát hành hôm 26.10, cũng cho rằng Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, cũng đang nổi lên là điểm đến hàng đầu trong số các địa điểm sản xuất tiềm năng. MAS dẫn một cuộc khảo sát cho biết có một phần ba trong số 430 công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc cho rằng đang chuyển hoặc cân nhắc chuyển sản xuất ra nước ngoài do ảnh hưởng của căng thẳng thương mại.

Khảo sát của AmCham South China chỉ ra 64% doanh nghiệp đang xem xét chuyển một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Tỉ lệ các công ty Mỹ đang cân nhắc chuyển cơ sở sản xuất cao hơn so với các công ty Trung Quốc và các nước khác.

(Nguồn: FORBES)

Tổng thống Trump cho thấy ông “thực sự muốn” một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Mặc dù đã tăng cường các khiếu nại của mình về Bắc Kinh và lo ngại các mối đe dọa mới về thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn niêm phong một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Bài viết thứ năm trên Twitter của ông Trump là bằng chứng về điều đó, Lanhee Chen, một nghiên cứu viên tại Học viện Hoover, nói với CNBC vào thứ Sáu. Ông nói – về một “cuộc trò chuyện dài và rất tốt” với Tổng thống Trung Quốc – là một trong một số “tín hiệu khói” cho thấy Nhà Trắng thực sự hy vọng sẽ giải quyết tranh chấp đang diễn ra với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong thực tế, một vài giờ sau khi Chen nói chuyện với CNBC, một báo cáo cho biết ông Trump đã yêu cầu các quan chức bắt đầu soạn thảo các điều khoản của một thỏa thuận tiềm năng.

Vụ tranh chấp thương mại với Trung Quốc là “cú cản lớn nhất” với Mỹ vào năm tới, Chen nói với CNBC. Chen dự đoán “một cuộc chạm trán (thương mại) căng thẳng trong vài tháng tới.”

Tuy nhiên, một thỏa thuận trọn vẹn vẫn còn là một chặng đường dài. Hôm thứ Sáu vừa qua, tư vấn địa chính trị Eurasia Group cho biết rào cản lớn vẫn còn trong một nghị quyết cho cuộc xung đột thương mại song phương. “Sự phân chia về các vấn đề chính vẫn còn rộng, và ông Trump không có khả năng chịu đủ áp lực chính trị để đồng ý với một thỏa thuận với Bắc Kinh”, các nhà phân tích của Eurasia viết.

(Nguồn: CNBC)

TIN TRONG NƯỚC

Tàu hàng chở đậu nành của Mỹ chuyển hướng từ Trung Quốc sang Việt Nam

Một tàu chở đậu tương Mỹ đã chuyển đích đến từ Trung Quốc sang Việt Nam vào hôm thứ Bảy vừa rồi, sau khi chủ hàng tìm được khách mua mới trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang.

Con tàu chở hàng có tên Audacity mang theo 69.244 tấn đậu tương đã rời cảng Seattle của Mỹ vào hôm 21/10 để đến Thanh Đảo, Trung Quốc, theo dữ liệu thanh tra của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). 6 ngày sau, con tàu chuyển hướng và đi đến cảng Phú Mỹ của Việt Nam.

Diễn biến này có nguyên nhân từ sự ách tắc trong khâu tiêu thụ mặt hàng đậu nành của Mỹ vào thị trường Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại leo thang. Các nhà xuất khẩu Mỹ phải tìm nguồn tiêu thụ mới cho nguồn hàng của họ.

Xuất khẩu đậu tương Mỹ sang Trung Quốc đã sụt giảm chóng mặt sau khi Bắc Kinh áp thuế quan bổ sung 25% lên đậu Mỹ hồi tháng 7 nhằm trả đũa việc Washington tăng thuế đánh vào hàng Trung Quốc. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam tăng 93% trong năm nay, theo số liệu của USDA.

(Nguồn: BLOOMBERG)

Những thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2018

Theo số liệu mà Tổng cục Thống kê vừa công bố, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam từ đầu năm đến hết tháng 10/2018 ước tính đạt 200 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2017. Còn kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 193,84 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ bản, các thị trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam không có sự thay đổi đáng kể so với năm ngoái, có chăng chỉ là thay đổi con số tăng trưởng giữa các thị trường. Theo đó, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 39 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam là EU đạt 34,9 tỷ USD trong 10 tháng qua, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường xuất khẩu xếp thứ ba là Trung Quốc với 32,1 tỷ USD, tăng 21,3%. Thị trường xuất khẩu tiềm năng thứ tư của Việt Nam là ASEAN đạt 20,6 tỷ USD, tăng 14,5%. Nhật Bản và Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu xếp thứ năm và thứ sau, với kim ngạch lần lượt là 15,3 tỷ USD (tăng 10,6%) và 15 tỷ USD (tăng 23,5%).

Về nhập khẩu, Trung Quốc tiếp tục là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất, với kim ngạch đạt 52,9 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017. Đáng chú ý, trong cơ cấu nhóm hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này thì xăng dầu tăng mạnh nhất, với 94,9%. Đứng thứ hai trong bản đồ nhập khẩu của Việt Nam là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu đạt 39,2 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. ASEAN vẫn là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều thứ ba, đạt 26 tỷ USD, tăng 13,1%. Còn Nhật Bản đứng thứ tư với kim ngạch 15,5 tỷ USD, tăng 14,6%. EU và Hoa Kỳ là hai thị trường Việt Nam nhập khẩu nhiều thứ tư và thứ năm. Trong đó, nhập khẩu từ EU trong 10 tháng qua đạt 11,2 tỷ USD, tăng 12,1%; còn nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 10,6 tỷ USD, tăng 37,5%.

(Nguồn: VnEconomy)

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

Chuyên gia nói về lý do GDP Việt Nam đang thấp nhưng các nước vẫn muốn mời tham gia CPTPP

Chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân cho biết, thu nhập bình quân/đầu người của Việt Nam thấp nhất trong các nước ký kết Hiệp định CPTPP, nhưng các nước vẫn muốn mời chúng ta tham gia CPTPP vì có những lý do đặc biệt.

Phát biểu trước Quốc hội trong buổi thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) đánh giá Việt Nam có những điều đặc biệt khiến nhiều nước trong CPTPP muốn mời chúng ta tham gia vào hiệp định này. Theo ông Ngân, 11 quốc gia trong CPTPP đều là những nước giàu, GDP bình quân/đầu người trên 30.000USD, GDP bình quân/đầu người của Việt Nam chỉ khoảng 2.380USD.

Câu hỏi là tại sao GDP/đầu người của Việt Nam thấp như vậy nhưng các nước vẫn muốn mời Việt Nam tham gia CPTPP? Ông Ngân cho rằng, các nước đã nhìn thấy tiềm năng của Việt Nam với thành công trong 30 năm tiến hành đổi mới, và việc thúc đẩy nhanh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường là một trong những điểm sáng mà các nước trong CPTPP đã nhìn thấy. Ngoài ra, theo vị đại biểu TPHCM, vừa qua Việt Nam đã tiến hành tái cơ cấu, nâng cao cách quản trị doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân cũng là một nguyên nhân.

Tuy nhiên theo ông Ngân, điểm quan trọng nhất mà các nước trong CPTPP nhìn chính là thị trường 95 triệu dân. “Cộng dân số của 3 nước Nhật Bản, Mexico và Việt Nam đã lên tới 350 triệu dân, chiếm 70% số dân trong CPTPP”, ông Ngân nêu ví dụ và cho rằng, các nước trong CPTPP đã nhìn thấy điều này. “Họ sẽ đầu tư vào Việt Nam, sẽ xuất khẩu sang Việt Nam vì đây là thị trường tiêu thụ lớn”, ông Ngân nói và cho rằng thách thức của Việt Nam với hiệp định này cũng “không nhỏ”.

Ngoài những cơ hội, ông Ngân cũng chỉ ra những thách thức mà Việt Nam có thể phải đối mặt khi gia nhập CPTPP như việc kiểm soát nhập siêu ồ ạt giống thời kỳ Việt Nam mới gia nhập WTO.

(Nguồn: CAFEF)

Bản tin Kinh tế – Tài chính VietStar hàng tuần được tổng hợp và xây dựng dựa trên các trang kinh tế hàng đầu thế giới và Việt Nam như BBC, CNN, Reuters… với mong muốn cập nhật những thông tin kinh tế và tài chính cập nhật trong tuần.

VietStar – Chia sẻ tri thức – Gắn kết doanh nhân

VIETSTAR TRAINING AND CONSULTING JSC

Bài viết liên quan