Doanh nhân Việt thời 4.0

DOANH NHÂN VIỆT THỜI 4.0

Cách đây 14 năm Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải phê duyệt hàng năm lấy ngày 13/10 là “Ngày Doanh nhân Việt Nam” mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đồng thời có ý nghĩa xã hội to lớn.

Chúng ta phải tôn vinh đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp trên các lĩnh vực; bởi chính họ đã và đang hàng ngày làm ra giá trị vì sự phát triển của đất nước.

Có thể nói, với tình yêu đất nước nồng nàn, rất nhiều doanh nhân Việt đã góp phần tạo nên những sản phẩm mang “Thương hiệu Việt” góp phần tạo nên “Thương hiệu quốc gia” trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế.

Gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn nêu quan điểm: Việt Nam không thể tiếp tục tăng trưởng dựa vào tài nguyên hay lao động giá rẻ, đặc biệt trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp thứ tư, chứa đựng những khả năng xoay chuyển tình thế bất ngờ. Và ông đặt nhiều kỳ vọng vào đội ngũ các nhà khoa học, doanh nhân Việt Nam. Khi đội ngũ doanh nhân Việt Nam ý thức về “sứ mệnh”, họ sẽ tạo ra “bước ngoặt” thú vị trong kỷ nguyên mới. Đất nước tôn vinh và đặt niềm tin vào họ.

Nhân Ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10/2018 đầy ý nghĩa, VietStar gửi lời chúc đến toàn thể các Anh/Chị – những người hiện đang là những doanh nhân, những nhà quản lý năng động – gặt hái được nhiều thành công và niềm vui trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống!

NHÌN LẠI KINH TẾ – TÀI CHÍNH TRONG TUẦN QUA

Chiến tranh thương mại và tác động lan tỏa

Chỉ trong vòng sáu tháng, kể từ tháng 3 năm nay, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung đã leo thang chóng vánh và được truyền thông nhiều nước gọi là “chiến tranh thương mại”.

Khi chiến tranh leo thang, các mặt hàng bị áp thuế càng nhiều thì tác động tới kinh tế Việt Nam càng lớn và phức tạp. Trước hết, cuộc chiến giữa hai nền kinh tế này sẽ làm giảm tăng trưởng GDP của Việt Nam do tác động tiêu cực đến xuất khẩu – dù một số ngành sẽ mở rộng được xuất khẩu sang Mỹ nhưng nhiều ngành có giá trị xuất khẩu cao có thể bị thiệt hại do thu hẹp nhập khẩu từ Trung Quốc với tư cách hàng hóa đầu vào. Nếu hàng hóa Trung Quốc bị đánh thuế tiếp tục mở rộng ra ngoài phạm vi 200 tỉ đô la Mỹ thì nguy cơ các hàng hóa này tràn vào thị trường Việt Nam sẽ rất lớn, gây bất lợi cho ngoại thương và tạo sức ép lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô (đặc biệt là vấn đề tỉ giá).

Cuối cùng, nếu Mỹ kiên trì với chính sách “thương mại công bằng”, có thể Việt Nam cũng sẽ chịu chung cảnh ngộ với Trung Quốc và bị áp thuế mới. Nhưng bên cạnh đó, nền kinh tế cũng đứng trước một số thời cơ. Đầu tiên là sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng – điều này phụ thuộc nhiều vào mức độ sẵn sàng của thị trường lao động và môi trường chính sách của Việt Nam – sẽ góp phần nâng cấp ngành cho Việt Nam. Chúng ta cũng có thể giành được thị phần của một số ngành trong nhóm gần 7.000 mặt hàng Trung Quốc bị áp thuế mới.

(Nguồn: FORBES)

Dưới tác động của cách mạng 4.0, “đũa thần” tạo nên “phép màu kinh tế Việt Nam” sẽ làm được thêm điều gì?

Nhiều nhà đầu tư đánh giá đất nước hơn 90 triệu dân đang dần trở thành trung tâm công nghệ mới của Đông Nam Á.

Trên trang Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã có một số bài viết phân tích về sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Trong đó, các tác giả tập trung vào việc nhận định Việt Nam là ngôi sao sáng thuộc nhóm thị trường mới nổi nhờ vào GDP tăng trưởng ổn định, trong khoảng 6 – 7%. Bên cạnh đó, xuất khẩu thu hút vốn FDI cũng là những điểm nhấn đáng lưu ý.

Sự bứt tốc kinh tế của đất nước hình chữ S, theo World Bank và Viện chính sách Brookings dựa vào 3 yếu tố chính.

Thứ nhất, đất nước đã có sự đầu tư đúng mức vào con người và cơ sở hạ tầng, chủ yếu thông qua đầu tư công.

Thứ hai, Việt Nam đã tham gia mạnh vào quá trình tự do thương mại toàn cầu. Tính đến nay, thị trường này được xem là có độ mở rất lớn với thế giới.

Thứ ba, các nhận định đều chỉ ra rằng Chính phủ Việt Nam đã có nhiều quyết tâm trong cải cách, thông qua đó giảm quy định, hạ thấp chi phí đầu vào.

Trong suốt quá trình đó, thương mại trong và ngoài nước giữ vai trò chìa khoá của “phép lạ kinh tế”.Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), kim ngạch thương mại hàng năm của Việt Nam hiện vượt mức 185% GDP khiến quốc gia này trở thành nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại cao thứ 2 ở Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.

Mặt khác, phía ADB cũng nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam cũng được dẫn dắt bởi dòng vốn đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp FDI. Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, tính đến 20/9/2018, tổng vốn đăng ký của 26.646 dự án FDI đạt 334 tỷ USD, vào 19/21 ngành nghề.

(Nguồn: CAFEF)

UOB dự báo Việt Nam tăng trưởng đến 6.9% năm nay

Ngân hàng UOB (Singapore) vừa dự báo GDP của Việt Nam năm 2018 tăng 6.9%. Mức dự báo này cao hơn mục tiêu của Chính phủ là 6.7% và lạc quan hơn cả dự báo mới nhất của World Bank là 6.8% cách đây ít hôm.

Theo UOB, hoạt động đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng vẫn là động lực tăng trưởng quan trọng. Sản xuất công nghiệp sẽ được thúc đẩy bởi sự tiếp tục mở rộng của các doanh nghiệp đa quốc gia trong phân khúc có nhu cầu cao về nhân lực, xuất khẩu, sản xuất và chế biến.

Tuy nhiên, UOB nhận định, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc có thể tác động trực tiếp đến Việt Nam. Mức tăng trưởng trong năm nay có thể giảm do nhu cầu của các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản suy yếu. Trong khi đó, thời tiết không thuận lợi cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng nông nghiệp và quá trình khai thác khoáng sản.

Về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước dự kiến duy trì ổn định lãi suất tái cấp vốn ở mức 6.25% cho đến cuối năm nay. Theo UOB, với tỷ lệ chuẩn hiện tại, chính sách tiền tệ vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng kinh tế.

Sức tăng trưởng mạnh giúp giảm bớt áp lực lên chính phủ trong việc ban hành thêm các chính sách, hoạt động kích thích tăng trưởng để đạt mục tiêu 6.7%. Do đó, Ngân hàng Nhà nước có thể bỏ qua chính sách cắt giảm lãi suất, kể cả khi các ngân hàng trung ương khác tại châu Á bắt đầu tăng nhẹ lãi suất.

Cùng xu hướng thị trường khu vực, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6.9% trong quý III và 7% trong ba quý đầu năm 2018. Các hoạt động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đặc biệt là ngành bán sỉ và lẻ, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, giáo dục và chăm sóc sức khỏe là những yếu tố chủ chốt thúc đẩy GDP tăng trưởng.

(Nguồn: VN EXPRESS)

Nghị viện châu Âu có phiên điều trần về FTA EU-Việt Nam

Hôm thứ Tư, Ủy ban Quốc hội Châu Âu về Thương mại Quốc tế đã tổ chức một buổi điều trần mở về Hiệp định Thương mại Tự do và Hiệp định Bảo vệ Đầu tư (IPA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết Việt Nam đã hội nhập vào thế giới và đã tham gia nhiều công ước quốc tế và quan hệ đối tác thương mại.Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng, Việt Nam đã hỗ trợ vững chắc các mối quan hệ đa phương dựa trên những nguyên tắc nhất quán, ông nhấn mạnh. Ngoài ra, EU đã giúp Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển và giảm nghèo, và hai bên đang hướng tới một mối quan hệ toàn diện hơn.

Ông lưu ý những lợi ích của các thỏa thuận, từ thúc đẩy trao đổi thương mại và bồi dưỡng đầu tư của các nước châu Âu thành nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp Việt Nam cải thiện các tiêu chuẩn của mình để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Helena König, tổng giám đốc thương mại châu Âu, khẳng định sức hấp dẫn của Việt Nam với sức mạnh kinh tế ngày càng tăng và thị trường 95 triệu người.

König cho biết FTA EU-Việt Nam (EVFTA) sẽ giúp các doanh nghiệp châu Âu nâng cao khả năng cạnh tranh của họ tại Việt Nam. IPA sẽ giúp bảo vệ các nhà đầu tư châu Âu kinh doanh tại Việt Nam, bà nói thêm, các cam kết của Việt Nam sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của người lao động, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.

Tại sự kiện này, các diễn giả đã đề cập đến các lợi ích do các hiệp định đưa ra và dự kiến ​​Việt Nam phê chuẩn Luật lao động mới vào năm 2019 để làm cơ sở pháp lý cho việc phê chuẩn ba quy ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế trong tương lai. khả năng tích hợp toàn cầu.

Trong một cuộc phỏng vấn với một phóng viên của Cơ quan Tin tức Việt Nam, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu Nicolas Audier cho biết phiên điều trần đã đạt yêu cầu khi hai bên đưa ra thông điệp rõ ràng. Ông lưu ý Việt Nam đã có những tiến bộ ngoạn mục trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phát triển kinh tế – xã hội, trong 30 năm qua.

Theo lộ trình, EC sẽ gửi một hồ sơ đến Hội đồng châu Âu để xin phép ký EVFTA. Sau khi ký kết, thỏa thuận sẽ được đệ trình lên Quốc hội Châu Âu để phê duyệt tại các cuộc bầu cử dự kiến ​​vào tháng 5 năm 2019. – VNS.

(Nguồn: VIETNAM NEWS)

Bản tin Kinh tế tài chính VietStar hàng tuần được tổng hợp và xây dựng dựa trên các trang kinh tế hàng đầu thế giới và Việt Nam như BBC, CNN, Reuters… với mong muốn cập nhật những thông tin kinh tế và tài chính cập nhật trong tuần.

VietStar – Chia sẻ tri thức – Gắn kết doanh nhân

VIETSTAR TRAINING AND CONSULTING JSC

Bài viết liên quan